Khi khen một chiếc đèn LED chất lượng tốt không thể không nhắc tới sự có mặt của các bộ nguồn đèn Led. Những bộ nguồn cấp này được ví như là trái tim của toàn hệ thống đèn Led. Chúng là nhân tố quyết định một chiếc đèn LED có hoạt động hiệu quả hay không. Khi “trái tim” này có vấn đề, toàn hệ thống sẽ bị ảnh hưởng. Vì thế trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn lựa chọn nguồn đèn Led phù hợp nhất cho đèn. Cùng theo dõi chi tiết ngay thôi nào!
Giới thiệu về nguồn đèn LED
Bộ nguồn đèn LED và công dụng của nó
Bộ nguồn đèn LED (Driver) là một thiết bị điện tử có chức năng chuyển đổi dòng điện xoay chiều AC thành dòng điện một chiều DC để cấp điện cho đèn LED. Bộ nguồn LED còn được gọi là Driver LED hay trình điều khiển LED.
Những bộ nguồn Led này ngoài việc cung cấp một lượng điện áp một chiều xác định. Chúng còn có chức năng duy trì sự ổn định cho toàn hệ thống. Bởi vì chỉ cần một sự thay đổi nhỏ cũng có thể gây biến đổi dòng điện đang được cung cấp cho đèn Led. Khiến chúng hoạt động bất thường. Dẫn tới việc giảm hiệu quả công trình hoặc có thể gây ra hư hỏng, chập cháy điện nguy hiểm.
Bên cạnh đó, việc duy trì sự ổn định cũng như liên tục xử lý các lỗi ngắn mạch, đoản mạch, quá tải điện và hỗ trợ tỏa nhiệt cho đèn Led cũng giúp chúng kéo dài tuổi thọ hiệu quả.
Phân loại các loại bộ nguồn Driver
Bộ nguồn đèn LED có thể được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau, như:
- Theo loại điện áp đầu vào: bộ nguồn LED có thể được phân thành bộ nguồn AC-DC và bộ nguồn DC-DC. Bộ nguồn AC-DC sẽ chuyển đổi điện áp xoay chiều 220V thành điện áp một chiều. Còn bộ nguồn DC-DC sẽ chuyển đổi điện áp một chiều từ nguồn cấp điện thành điện áp một chiều phù hợp với đèn LED.
- Theo kiểu lắp đặt: gồm 2 loại là bộ nguồn rời và bộ nguồn tích hợp. Bộ nguồn rời là loại bộ nguồn có thể tháo rời khỏi đèn LED. Còn bộ nguồn tích hợp là loại bộ nguồn được tích hợp sẵn trong đèn LED.
- Theo công suất: bộ nguồn LED có nhiều loại công suất khác nhau, phù hợp với các loại đèn LED có công suất khác nhau.
Hướng dẫn lựa chọn bộ nguồn đèn LED theo công suất của đèn
Công suất của bộ nguồn phải phù hợp với công suất của đèn LED. Để đảm bảo đèn LED hoạt động ổn định và bền bỉ. Nếu công suất của bộ nguồn quá nhỏ, đèn LED sẽ không nhận đủ điện năng. Dẫn đến đèn LED phát sáng yếu, thậm chí có thể bị cháy. Nếu công suất của bộ nguồn quá lớn, đèn LED sẽ nhận quá nhiều điện năng, dẫn đến đèn LED bị nóng lên, giảm tuổi thọ.
Để biết được công suất của bộ nguồn phải phù hợp với công suất của đèn LED, bạn có thể thực hiện theo các bước sau:
- Xác định công suất của đèn LED. Công suất của đèn LED thường được ghi trên vỏ đèn hoặc trong sách hướng dẫn sử dụng.
- Chọn nguồn có công suất được tính theo công thức sau:
Công Thức Nguồn: P = U*I. Trong đó:
- P: Công suất tiêu thụ điện năng
- U: Hiệu điện thế hay điện áp
- I: Cường độ dòng điện hay nguồn điện
Công suất thiêu thụ tối ưu: P=U*I*75%
Cách tính số nguồn = Công suất tổng số bóng / Công suất nguồn.
Lưu ý: Điện áp đầu vào của bộ nguồn phải phù hợp với điện áp nguồn cấp điện.
Kết luận
Từ việc nắm được công suất đèn led trên đây sẽ giúp bạn lựa chọn được nguồn đèn phù hợp cho không gian chiếu sáng. Vừa cung cấp đủ nguồn sáng và vừa đảm bảo tiết kiệm điện năng tiêu thụ tối đa. Khi chọn mua nguồn đèn led bạn nên tìm đến cơ sở uy tín để đảm bảo chất lượng.
Hiện tại, Công ty TNHH Thiết bị và Công nghệ Quyết Tiến là một trong những đơn vị cung cấp các thiết bị đèn led uy tín, chất lượng. Liên hệ với chúng tôi qua Hotline 0918 665 076 để được tư vấn hỗ trợ chu đáo hơn.
Keywords: Đèn LED LTV, Nguồn Driver, Nguồn đèn LED