Cột đèn chiếu sáng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn giao thông, nâng cao chất lượng sống, cũng như tạo mỹ quan cho đô thị. Trong bối cảnh đô thị hóa ngày càng phát triển, nhu cầu về hệ thống chiếu sáng công cộng hiện đại và hiệu quả ngày càng tăng. Cột đèn là thiết bị dùng để lắp đặt hệ thống đèn LED chiếu sáng. Thường được đặt dọc theo các tuyến đường giao thông, công viên, khu dân cư, hay khu vực công cộng khác. Loại cột này có thể được làm từ nhiều vật liệu khác nhau như thép, nhôm, bê tông ly tâm, hoặc composite.

Các tiêu chuẩn thiết kế cột đèn chiếu sáng mới nhất
Tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế
Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN)
TCVN 2606:1995: Đây là tiêu chuẩn kỹ thuật chung quy định về yêu cầu thiết kế, vật liệu, chiều cao và kết cấu cột đèn chiếu sáng. Một số nội dung chính gồm:
- Chiều cao cột: Từ 4m đến 12m, tùy thuộc vào loại đường và mục đích sử dụng.
- Khoảng cách giữa các cột: Dao động từ 25m đến 50m.
- Cường độ ánh sáng: Đảm bảo chiếu sáng tối thiểu 20 lux đối với đường cấp thấp và đến 50 lux cho đường cấp cao.
TCVN 259:2007: Quy định về an toàn điện trong lắp đặt thiết bị chiếu sáng công cộng. Bao gồm cả cột đèn chiếu sáng. Các yêu cầu như:
- Dây dẫn điện phải được bảo vệ trong ống luồn.
- Đảm bảo tiếp đất và chống sét cho cột đèn.
Tiêu chuẩn quốc tế
ISO 9001:2015: Tiêu chuẩn quản lý chất lượng, áp dụng cho quy trình sản xuất và kiểm định cột đèn chiếu sáng. Giúp đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng ổn định và phù hợp mục đích sử dụng.
IEC 60598-2-3: Tiêu chuẩn kỹ thuật về thiết bị chiếu sáng ngoài trời, quy định các yêu cầu về an toàn cơ điện, bảo vệ chống xâm nhập nước và bụi, khả năng chịu va đập.
EN 40 (Tiêu chuẩn châu Âu): Áp dụng cho cột đèn chiếu sáng bằng thép, nhôm hoặc composite. Bao gồm các yêu cầu về:
- Khả năng chịu tải gió.
- Phân loại chiều cao và tải trọng đèn.
- Thử nghiệm độ bền và kiểm tra ăn mòn vật liệu.
Tiêu chuẩn về thiết kế chiều cao cột đèn chiếu sáng

Chiều cao của cột đèn ảnh hưởng trực tiếp đến vùng chiếu sáng và hiệu suất chiếu sáng. Cột càng cao thì vùng sáng càng rộng, nhưng cần đảm bảo độ rọi phù hợp. Khoảng cách giữa các cột cần được tính toán dựa trên công suất đèn, loại đường, và lưu lượng phương tiện.
- Chiều cao tối thiểu: Theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN), chiều cao tối thiểu của cột đèn chiếu sáng là 2,5m.
- Chiều cao trung bình:
- Đường phố: Thường từ 6-12m, tùy thuộc vào độ rộng của đường và nhu cầu chiếu sáng.
- Công viên, khu đô thị: Khoảng 6-8m.
- Đường cao tốc, sân bay: Từ 10-12m hoặc cao hơn.
- Khoảng cách giữa các cột đèn: Phụ thuộc vào chiều cao cột đèn, công suất đèn và độ rộng của khu vực chiếu sáng.
Bảng 1. Yêu Cầu Chiều Cao Cột Đèn (H) phụ thuộc vào kiểu bố trí đèn và chiều rộng đường (L)
Kiểu bố trí đèn | Một phía | Đối diện | So le |
Độ cao cột đèn (H) | H ≥ L | H ≥ 0.5L | H ≥ 2/3L |
Tiêu chuẩn về vật liệu làm cột đèn chiếu sáng
- Cột đèn chiếu sáng được tính toán thiết kế chịu được tốc độ gió đến 45 m/s (tương đương vùng áp lực gió 125 daN/m2).
- Hệ số hình dạng địa hình và các hệ số thống kế bằng 1.
- Cột đèn chiếu sáng được chế tạo phù hợp với tiêu chuẩn BS 5649. Dung sai: Độ tròn: ±3%; Chu vi mặt cắt: ± 1 %; Độ thẳng: < 0,3%; Chiều dài đoạn cột: ± 0,3%; Tổng chiều cao cột có ghép nối: ± 1,2%;
- Vật liệu làm thân cột: Thép SS400 phù hợp tiêu chuẩn JIS G 3101, JIS G 3193 hoặc thép có cường độ cao theo yêu cầu của khách hàng.
- Bu lông móng: Thép C45 hoặc tương đương. Đầu ren được cán lăn, mạ điện – Đạt cấp bền 5.8
- Mối hàn cột phù hợp với tiêu chuẩn AWS D1.1
- Mạ nhúng kẽm nóng, phù hợp tiêu chuẩn ASTM A123. Ngoài ra, cột có thể sơn sau mạ.
>> Xem thêm: Tiêu chuẩn về chiếu sáng đô thị trong thiết kế xây dựng
Các tiêu chuẩn khi lắp đặt cột đèn chiếu sáng tại các khu vực
Tiêu chuẩn chiếu sáng tại các nút giao thông
Để đảm bảo an toàn giao thông, hệ thống đèn đường LED chiếu sáng tại các nút giao. Đặc biệt là các nút giao phức tạp, cần đáp ứng các yêu cầu sau:
- Tầm nhìn rõ ràng: Người điều khiển phương tiện phải quan sát được toàn bộ cấu trúc của nút giao. Bao gồm vị trí vỉa hè, mốc đường, chiều đường, người đi bộ, chướng ngại vật và các phương tiện di chuyển trong phạm vi ít nhất 200m trước khi vào nút giao.
- Độ chiếu sáng: Cường độ ánh sáng tại nút giao phải cao hơn ít nhất 10% so với các đoạn đường dẫn vào, nhưng không vượt quá 20% so với mức quy định..
- Độ chói: Độ chói trên mặt đường tại nút giao phải bằng hoặc cao hơn so với các đoạn đường dẫn vào để đảm bảo tầm nhìn tốt.
- Chống chói:Nếu không có bảng tỉnh toán chiếu sáng độ chói lóa G hoặc TI max theo phần mềm chuyên dụng để bảo đảm chống chói lóa. Cho phép dùng loại đèn chiếu sáng được che hoàn toàn để tránh gây loá cho người điều khiển xe.
Tiêu chuẩn lắp đặt cột đèn chiếu sáng trên cầu đường
Hệ thống chiếu sáng trên cầu cần đảm bảo sự đồng bộ và liên tục với hệ thống chiếu sáng của phần đường nối tiếp để tạo ra một không gian giao thông an toàn và thống nhất.
- Độ rọi:
- Trên cầu: Độ rọi đứng tối thiểu tại lan can cầu và dải phân cách phải đạt ít nhất 15 lux để đảm bảo tầm nhìn cho người đi bộ và phương tiện giao thông.
- Lối lên xuống cầu: Phải bố trí đèn chiếu sáng để đảm bảo tầm nhìn rõ ràng cho người đi bộ và phương tiện khi di chuyển lên xuống cầu.
- Loại đèn:
- Chống chói: Chỉ sử dụng loại đèn được che hoàn toàn để tránh gây chói mắt cho người đi bộ và người tham gia giao thông ở phía dưới cầu.
Tiêu chuẩn lắp đặt cột đèn chiếu sáng tại các đường sân bay, tàu xe lửa
- Khu vực gần sân bay: Hệ thống chiếu sáng đường bộ cần được thiết kế sao cho không gây nhầm lẫn với hệ thống đèn tín hiệu cất, hạ cánh của sân bay. Tránh gây ra sự cố trong quá trình điều khiển tàu bay.
- Nút giao với đường sắt:
- Tầm nhìn: Hệ thống chiếu sáng phải đảm bảo người điều khiển phương tiện giao thông có đủ tầm nhìn để phân biệt rõ các yếu tố giao thông như xe cộ, lối đi, chướng ngại vật và người đi bộ. Đặc biệt khi dừng lại tại nút giao.
- Bảng hiệu: Độ rọi đứng phải đủ để người tham gia giao thông dễ dàng nhận biết các bảng thông tin, tín hiệu. Màu sắc của đèn chiếu sáng không được trùng hoặc tương tự với màu của đèn tín hiệu đường sắt.
- Độ chói: Trong phạm vi 30 mét tính từ hai bên nút giao. Mặt đường cần có độ chói cao hơn 10% so với các đoạn đường liền kề. Nhằm tăng cường khả năng quan sát và an toàn giao thông.
Kết luận
Việc thiết kế và lắp đặt cột đèn chiếu sáng cần tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn kỹ thuật. Nhằm đảm bảo an toàn, hiệu quả và tính thẩm mỹ. Nắm rõ các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế là nền tảng quan trọng để xây dựng hệ thống chiếu sáng đô thị hiện đại, bền vững. Bên cạnh đó, việc chọn lựa đúng loại cột và bảo trì định kỳ cũng đóng vai trò không kém phần quan trọng trong quá trình vận hành hệ thống chiếu sáng công cộng.
Nếu bạn đang có ý định trang bị các sản phẩm thiết bị chiếu sáng cho dự án của mình. Hãy liên hệ với chúng tôi Công ty TNHH Thiết bị và Công nghệ Quyết Tiến để được tư vấn từng loại sản phẩm cụ thể. Quyết Tiến chuyên cung cấp sỉ, lẻ các loại đèn chiếu sáng. Đem đến cho gia đình, doanh nghiệp bạn giải pháp hiệu quả nhất.
Hotline: 0918.665.076
Keywords: Lắp đặt đèn Đường LED, thiết kế cột đèn chiếu sáng, tiêu chuẩn chiếu sáng đường phố