Tiêu chuẩn chiếu sáng đô thị trong thiết kế xây dựng

Trong thiết kế hề thống giao thông, đặc biệt là các tuyến đường và cầu đô thị. Tiêu chuẩn chiếu sáng đô thị đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Hệ thống chiếu sáng không chỉ đảm bảo an toàn giao thông, mà còn góp phần tăng tính thẩm mỹ. Đồng thời tiết kiệm năng lượng và đáp ứng yêu cầu bền vững. Bài viết này sẽ đi sâu vào tìm hiểu các tiêu chuẩn chiếu sáng đô thị áp dụng trong thiết kế xây dựng cầu đường, bao gồm các quy định về kỹ thuật, mức độ chiếu sáng, tiêu chuẩn an toàn và hiệu quả năng lượng.

Tiêu chuẩn chiếu sáng đô thị
Tiêu chuẩn chiếu sáng đô thị đóng vai trò rất quan trọng trong thiết kế xây dựng cầu đường.

Xu hướng thiết kế chiếu sáng đường phố

Sự phát triển của công nghệ LED, IoT và các giải pháp chiếu sáng thông minh mở ra cơ hội lớn để các đô thị Việt Nam nâng cao chất lượng ánh sáng. Giảm tiêu thụ điện năng tới 50–70 % và cắt giảm phát thải CO₂. Song song, yếu tố mỹ quan và bản sắc địa phương cần được khai thác khéo léo qua chiếu sáng cảnh quan. Biến những cây cầu, tuyến đường trở thành biểu tượng ban đêm. Từ đó thúc đẩy du lịch và kinh tế đêm.

Sử dụng đèn LED tiết kiệm năng lượng

  • Đèn LED tiêu thụ ít năng lượng hơn so với đèn truyền thống, giảm chi phí điện.
  • Tuổi thọ cao: Đèn LED có tuổi thọ dài, giảm tần suất thay thế và bảo trì.
  • Thích hợp cho hầu hết các loại đường phố, từ đường nhỏ đến đường lớn và khu vực công cộng.
  • Ánh sáng chất lượng cao, đồng đều và có nhiều lựa chọn nhiệt độ màu.

Tiêu chuẩn chiếu sáng đô thị thông minh

Ngày nay, nhiều công trình cũng đã ứng dụng đèn LED thông minh vào hệ thống chiếu sáng đường. Giúp điều khiển linh hoạt từ xa, cài đặt hẹn giờ bật tắt. Hoặc có thể thay đổi ánh sáng phù hợp với từng thời điểm, từng sự kiến hay từng khu vực chiếu sáng. Đèn đường thông minh mang đến nhiều ưu điểm vượt trội:

  • Hệ thống điều khiển tự động: Cảm biến ánh sáng, chuyển động để điều chỉnh độ sáng. Phù hợp với lưu lượng giao thông hoặc điều kiện thời tiết.
  • Kết nối IoT: Hệ thống đèn kết nối với internet, cho phép điều khiển và giám sát từ xa. Kết nối nền tảng thành phố thông minh (Smart City) để giám sát, bảo trì và báo cáo sự cố từ xa.
  • Thay đổi màu sắc ánh sáng: Tạo kịch bản ánh sáng cho những sự kiện đặc biệt, hoặc thời điểm chiếu sáng. Kết hợp đèn đổi màu RGBW cùng phần mềm lập trình DMX/Art‑Net. Cho ra kịch bản ánh sáng đa dạng nhưng vẫn kiểm soát được độ chói và ô nhiễm ánh sáng.
  • Tiết kiệm năng lượng: Tự động giảm ánh sáng khi không có người hoặc phương tiện.
  • Khai thác dữ liệu lớn (big data) nhằm tối ưu lịch bảo dưỡng, giảm chi phí vận hành.

Tiêu chuẩn chiếu sáng đô thị thân thiện với môi trường

  • Giảm thiểu ô nhiễm ánh sáng: Thiết kế đèn hướng ánh sáng xuống mặt đường, tránh lan tỏa ánh sáng vào không gian không cần thiết.
  • Sử dụng vật liệu tái chế: Có thể tái chế hoặc tháo dỡ dễ dàng, khung và vỏ đèn làm từ vật liệu thân thiện với môi trường.
  • Không chứa các chất độc hại như thủy ngân, chì.
  • Góp phần bảo vệ môi trường và sức khỏe con người.

An toàn và thẩm mỹ

  • Tạo môi trường an toàn: Đảm bảo ánh sáng đồng đều, không gây chói lóa, giúp người điều khiển phương tiện và người đi bộ nhận biết rõ ràng.
  • Thiết kế hiện đại: Đèn chiếu sáng đường phố không chỉ chức năng mà còn tạo điểm nhấn thẩm mỹ cho khu vực.
  • Chiếu sáng đa chức năng
  • Chiếu sáng và trang trí: Kết hợp chiếu sáng chức năng và chiếu sáng trang trí, tạo không gian hấp dẫn vào ban đêm.
  • Ứng dụng đa dạng: Sử dụng đèn chiếu sáng cho các công trình công cộng, khu vực vui chơi, công viên.

Các tiêu chuẩn chiếu sáng đô thị trong thiết kế xây dựng

Các tiêu chuẩn chiếu sáng đô thị
Tìm hiểu các tiêu chuẩn chiếu sáng đô thị mới nhất 2025.

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN

Tại Việt Nam, tiêu chuẩn TCVN 7114:2008 về chiếu sáng đường, đường phố và khu vực công cộng là căn cứ dề quan trọng nhất. Bộ tiêu chuẩn này dựa trên EN 13201 của châu Âu, gồm nhiều phần liên quan tới:

  • Phân loại tuyến đường theo lưu lượng và tính chất giao thông
  • Mức độ chiếu sáng trung bình (lux)
  • Độ đồng đều chiếu sáng
  • Giới hạn độ chói lóa

Tiêu chuẩn chiếu sáng EN 13201 (Châu Âu)

EN 13201 là bộ tiêu chuẩn tham chiếu phổ biến, được nhiều quốc gia sử dụng trong thiết kế đô thị:

  • Phân cấp chiếu sáng theo các lớp giao thông (M, C, S)
  • Xác định độ sáng và đồng nhất
  • Tính toán độ lóa GR (Glare Rating)

Tiêu chuẩn IESNA (Bắc Mỹ)

Hiệp hội chiếu sáng Bắc Mỹ (IESNA) cung cấp các hướng dẫn về:

  • Phân phối ánh sáng
  • Chọn loại đèn và góc chiếu
  • Các chỉ số CRI, CCT và lumen

Tiêu chuẩn về ánh sáng của đèn đường LED

Cấp bảo vệ IP

Cấp bảo vệ điện là thông số thể hiện khả năng cách điện của thiết bị. Chỉ số cấp bảo vệ điện được quy chuẩn bởi tiêu chuẩn quốc tế IEC:61140 từ Uỷ ban Kỹ thuật Điện Quốc tế IEC (International Electrotechnical Commission). Đây là chỉ số cho biết đèn LED có đạt tiêu chuẩn chống bụi bẩn, chống nước để hoạt động tốt ở môi trường khắc nghiệt ngoài trời không.

STT Đặc điểm – phân loại môi trường làm việc Cấp bảo vệ tối thiểu
1 Các đèn lắp đặt bên ngoài các công trình công cộng và hạ tầng kỹ thuật nói chung IP65
2 Đèn lắp đặt trong hầm cho người đi bộ, lắp trên thành cầu IP 66
3 Đèn lắp đặt đèn tại các nơi, vị trí có khả năng sẩy ra úng ngập IP 67
4 Đèn phải làm việc thường xuyên trong điều kiện ngập nước IP 68

Độ rọi của ánh sáng

Độ rọi là quang thông trên một đơn vị diện tích. Có thể hiểu nôm na, đó là đơn vị biểu thị độ sáng tại một điểm. Mỗi khu vực chiếu sáng khác nhau cần một tiêu chuẩn ánh sáng phù hợp để đảm bảo mang đến sự thoải mái cho người đi đường.

Loại đường Yêu cầu chiếu sáng
Độ chói trung bình Độ chói mặt đường Độ chói theo chiều dọc Chỉ số lóa mờ
Đường cao tốc trong đô thị, đi qua khu dân cư, trạm nghỉ, trạm xăng, trạm thu phí, khu vực giao cắt ≥ 2 ≥ 0,4 ≥ 0,7 ≤ 10
Đường trục chính đô thị ≥ 2 ≥ 0,4 ≥ 0,7 ≤ 10
Đường chính đô thị ≥ 2 ≥ 0,4 ≥ 0,7 ≤ 10
Đường liên khu vực ≥ 2 ≥ 0 4 ≥ 0,7 ≤ 10
Đường chính khu vựcĐường khu vực ≥ 2≥ 1,5 ≥ 0,4≥ 0,4 ≥ 0,7≥ 0,7 ≤ 10≤ 10
Đường phân khu vực ≥ 1,5 ≥ 0,4 ≥ 0,7 ≤ 10
Đường nhóm nhà ở, vào nhà ≥ 1,0 ≥ 0,4 ≥ 0,5 ≤ 15
Đường xe đạp ≥ 0,75 ≥ 0,4 ≤ 20
Đường đi bộ ≥ 0,5 ≥ 0,35 ≤ 20
Quảng trường chính đô thị loại I, II ≥ 2 ≥ 0,4 ≥ 0,7 ≤ 10
Quảng trường chính đô thị loại III, IV, V ≥ 1,5 ≥ 0,4 ≥ 0,7 ≤ 10
Quảng trường giao thông, và trước cầu ≥ 1,5 ≥ 0,4 ≥ 0,7 ≤ 10
Quảng trường trước nhà ga ≥1,5 ≥ 0,4 ≥ 0,7 ≤ 10
Quảng trường đầu mối các công trình giao thông ≥1,5 ≥0,4 ≥0,7 ≤ 10
Quảng trường trước các công trình công cộng và các điểm tập trung công cộng ≥1,5 ≥ 0,4 ≥0,7 ≤ 10

Các yếu tố tiêu chuẩn chiếu sáng đô thị khác

Ngoài ra còn có các tiêu chuẩn về ánh sáng cần lưu ý. Như chỉ số hoàn màu CRI trên 70 là đạt chuẩn đối với giao thông. Càng cao càng dễ nhận diện màu sắc thực tế. Và nhiệt độ màu ánh sáng thường từ 4000K đến 5000K để tạo ánh sáng trắng tự nhiên.

>> Xem thêm: Tiêu chuẩn chiếu sáng nhà xưởng trong quy định sản xuất

Kết luận

Tiêu chuẩn chiếu sáng đô thị không chỉ là những con số kỹ thuật khô khan. Mà còn là nền tảng để kiến tạo một hệ thống giao thông an toàn – hiệu quả – bền vững. Trong thiết kế cầu đường, việc tuân thủ TCVN 7114:2008, EN 13201 hay hướng dẫn IESNA. Giúp bảo đảm các thông số độ rọi, đồng đều, CRI và giới hạn chói lóa đạt chuẩn. Đồng thời tối ưu chi phí vận hành, chi phí tiền điện trong quá trình sử dụng. Điều này được nhìn nhận như một phần không thể tách rời của quy hoạch hạ tầng. Đầu tư đúng ngay từ khâu thiết kế sẽ mang lại lợi ích lâu dài về an toàn, kinh tế và môi trường. Góp phần xây dựng những thành phố đáng sống cho hiện tại và thế hệ tương lai.

Nếu bạn đang có ý định trang bị các sản phẩm thiết bị chiếu sáng cho dự án của mình. Hãy liên hệ với chúng tôi Công ty TNHH Thiết bị và Công nghệ Quyết Tiến để được tư vấn từng loại sản phẩm cụ thể. Quyết Tiến chuyên cung cấp sỉ, lẻ các loại đèn chiếu sáng. Đem đến cho gia đình, doanh nghiệp bạn giải pháp hiệu quả nhất.

Hotline: 0918.665.076

Keywords: , , ,